Thứ hai , ngày 29/4/2024 20:15:40
Nhiệt liệt chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X!
Tin tức - sự kiện
Thăm trường phổ thông cổ nhất Sài Gòn

 

n-721832-1372606082_500x0.jpg

Ngôi trường trung học lâu đời nhất thành phố Hồ Chí Minh là trường THPT Lê Quý Đôn. Không nhiều bạn biết, trường được thành lập năm 1874 với tên gọi trước kia là Collège Chasseloup-Laubat. Đến 1967, trường được trả lại cho Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ 1975, chính quyền Việt Nam vẫn giữ tên gọi Lê Quý Đôn cho ngôi trường đấy nhé!

 

m-449011-1372606082_500x0.jpg

Câu nói nổi tiếng của cụ Lê Quý Đôn: “Phi trí bất hưng” để nhắc nhở hậu thế mai sau gây ấn tượng từ ngay lúc vào trường.

 

l-908719-1372606082_500x0.jpg

Cột đá mới được dựng lên để kỷ niệm vị cố Quốc vương Campuchia - Norodom Sihanouk đã từng được đào tạo tại đây.

 

k-808967-1372606082_500x0.jpg

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gần như nguyên vẹn, bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại có hình chữ "khẩu".

 

i-673660-1372606083_500x0.jpg

Trường đã xây thêm một số công trình phụ gồm nhà luyện tập thể thao và 10 phòng học kiểu mới nhưng cũng dựa theo lối kiến trúc cũ.

 

h-575532-1372606083_500x0.jpg

Chiếc trống trường vẫn đứng lặng nhìn bao thế hệ đi qua.

 

g-343485-1372606083_500x0.jpg

Những hàng cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi này luôn rợp bóng mát.

 

e-282886-1372606083_500x0.jpg

Mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa nhưng ngôi trường vẫn giữ gìn được nét truyền thống cổ kính với lối kiến trúc mang đậm chất Tây Âu.

 

d-989370-1372606083_500x0.jpg

Cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn cũng đã tốt nghiệp tú tài ban triết tại trường này.

 

c-369685-1372606083_500x0.jpg

Nữ sinh ngồi ôn bài ở ghế đá bên vườn hoa trong trường.

 

b-301882-1372606083_500x0.jpg

Có cả hội trường xây theo kiểu nhà hát thời đó, là nơi các bạn tập dợt các phong trào văn nghệ.

 

a-909711-1372606084_500x0.jpg

Truyền thống xếp hàng vào lớp là nét đáng quý của học sinh tại trường đấy!