Thứ hai , ngày 25/11/2024 22:31:13
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI XVI CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI XIII CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2023 - 2028
VĂN BẢN » Văn bản nhà nước
Cập nhật : 14:44 10/2/2017         Lượt xem : 3875
NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THANH TRA VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 159/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THANH TRA VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chtiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Vai trò của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đu tranh phòng, chng tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyn và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.

2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập th và quyết định theo đa số.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân.

2. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Mục 1. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 6. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân

1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật thanh tra.

2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.

3. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

4. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.

Điều 7. Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.

Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.

Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.

2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Điều 8. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Căn cứ vào số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn xác định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân mà thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu.

2. Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.

3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.

4. Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt. Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.

Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn.

Điều 9. Công nhận Ban thanh tra nhân dân

Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, trình Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp ra Nghị quyết công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp trong phiên họp gần nhất, niêm yết kết quả công nhận Ban thanh tra nhân dân tại trụ sở và thông báo cho nhân dân địa phương biết.

Điều 10. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế

1. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

2. Trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân hoặc thành viên Ban thanh tra nhân dân trở thành người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thay đổi nơi thường trú đến địa phương khác theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này thì Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn báo cáo Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

3. Trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.

4. Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:

a) Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

b) Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;

c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;

đ) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Ban thanh tra nhân dân:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban thanh tra nhân dân;

b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban thanh tra nhân dân;

c) Đại diện cho Ban thanh tra nhân dân trong mối quan hệ với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

d) Được mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Tham dự các cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn có nội dung có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 12. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

1. Hằng năm, Ban thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.

2. Chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân phải báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, th trn.

Điều 13. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

2. Việc thực hiện nghị quyết của Hội đng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các ủy viên Ủy ban nhân dân, cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn và Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố và những người đảm nhận nhiệm vụ tương đương.

4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại xã, phường, thị trấn:

a) Công tác tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

b) Việc tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn;

c) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn;

d) Việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật tại xã, phường, thị trn.

5. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn.

6. Việc thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, công khai tài chính tại xã, phường, thị trấn.

7. Việc thực hiện các dự án đầu tư, công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, do nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ cho xã, phường, thị trấn.

8. Các công trình triển khai trên địa bàn xã, phường, thị trấn có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sng của nhân dân.

9. Việc quản lý trật tự xây dựng, quản lý các khu tập thể, khu dân cư, việc quản lý và sử dụng đất đai tại xã, phường, thị trn.

10. Việc thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân tại xã, phường, thị trấn.

11. Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xử lý các vụ việc tham nhũng liên quan đến cán bộ xã, phường, thị trấn.

12. Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với đất nước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

13. Những việc khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

2. Phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn.

3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn kiến nghị với Chủ tịch Hội đng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, th trn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung giám sát của Ban thanh tra nhân dân và giám sát việc giải quyết kiến nghị đó.

Điều 15. Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.

2. Trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.

3. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích tài sản nhà nước, ngân sách nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân; thực hiện chương trình, dự án, quản lý và sử dụng đất đai trái với các quy định của pháp luật và các hành vi vi phm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân thì Ban thanh tra nhân dân kiến nghị Chủ tịch Hội đng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 16. Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân

1. Khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao xác minh những vụ việc nhất định, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi, nhiệm vụ được giao.

2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xác minh; xem xét để làm rõ sự việc cn xác minh; việc xác minh được lập thành biên bản.

Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp xử lý.

3. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho Ban thanh tra nhân dân biết. Trường hợp kiến nghị đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 17. Chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.

Ban thanh tra nhân dân thực hiện chế độ báo cáo mỗi quý một lần trước Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trn; định kỳ 6 tháng một lần tiến hành sơ kết; hằng năm tổng kết hoạt động và báo cáo trước Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

Mục 3. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, THANH TRA HUYỆN

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 71 Luật thanh tra.

2. Xem xét, giải quyết và đôn đốc việc giải quyết kịp thời kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

3. Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho thành viên Ban thanh tra nhân dân. Chủ trì việc tổ chức phối hợp giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận để hỗ trợ hoạt động cho Ban thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn có nội dung liên quan đến hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 70 Luật thanh tra.

2. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp nội dung kiến nghị vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý, đồng thời thông báo cho Ban thanh tra nhân dân biết.

3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cản trở hoạt động qua Ban thanh tra nhân dân, đe dọa, trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự các cuộc họp của Ủy ban nhân dân có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

5. Cấp kinh phí cho Ban thanh tra nhân dân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi để Ban thanh tra nhân dân hoạt động.

Điều 20. Trách nhiệm của Thanh tra huyện

Thanh tra huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Điều 21. Kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân

1. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cân đối cho ngân sách cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho Ban thanh tra nhân dân hoạt động.

2. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc giám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trn.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Mục 1. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 22. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân

1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghip công lập, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật thanh tra.

2. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban và các thành viên. Ban thanh tra nhân dân có từ 5 thành viên trở lên được bầu 1 Phó trưởng Ban.

Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác của Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

3. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước là hai năm.

4. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức bầu ra. Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị người lao động bầu ra.

5. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước từ trung ương đến xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở.

Điều 23. Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ban chp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.

Trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Điều 24. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Căn cứ vào tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách những người ứng cử, danh sách người được đề cử do cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động giới thiệu để tổ chức bầu Ban thanh tra nhân dân.

2. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biu được triệu tập; việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín, Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phi có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.

Điều 25. Công nhận Ban thanh tra nhân dân

Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban; ra quyết định công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước biết.

Điều 26. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế

1. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định việc bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

2. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân hoặc thành viên Ban thanh tra nhân dân được bổ nhiệm vào chức danh quản lý quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này hoặc chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gn nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

3. Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.

4. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm giới thiệu nhân sự thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm để bầu tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất. Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:

a) Giám sát cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 29 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

b) Xác minh những vụ việc do người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao;

c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

d) Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyn và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

đ) Kiến nghị Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người đứng đu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Ban thanh tra nhân dân:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban thanh tra nhân dân;

b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban thanh tra nhân dân;

c) Đại diện cho Ban thanh tra nhân dân trong mối quan hệ với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

d) Được mời tham dự các cuộc họp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Tham dự các cuộc họp của Ban chấp hành công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 28. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

1. Hằng năm, Ban thanh tra nhân dân căn cứ Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Hội nghị người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chp hành công đoàn cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động.

2. Chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thực hiện sau khi Ban chấp hành công đoàn cơ sở thông qua.

Điều 29. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị;

b) Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị;

c) Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chc, Nghị quyết Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

d) Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị;

e) Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, t cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; vic thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;

h) Những việc khác theo quy định của pháp luật.

2. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước:

a) Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật;

b) Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; Nghị quyết của Hội nghị người lao động; kết quả đối thoại thường kỳ, đối thoại theo yêu cầu được ghi tại biên bản đối thoại;

c) Việc thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

d) Việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể;

đ) Việc thực hiện hợp đồng lao động;

e) Việc thực hiện chính sách, chế độ của nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước; việc sử dụng các loại quỹ tại doanh nghiệp;

g) Việc giải quyết tranh chấp lao động;

h) Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến ngh, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu doanh nghiệp; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp;

i) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp;

k) Những việc khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thu thập thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

2. Phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

Điều 31. Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.

2. Trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.

3. Trường hợp phát hiện hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, công chức viên chức, người lao động và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân thì kiến nghị hoặc thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp kiến nghị trực tiếp với người đứng đầu để xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân phải báo cáo với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyn kiến nghị người đứng đu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 32. Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân

1. Khi được người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao nhiệm vụ xác minh, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao.

2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân được quyền yêu cu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xem xét làm rõ sự việc được xác minh.

Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân báo cáo với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp giải quyết.

3. Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được thực hiện hoặc thực hiện không đy đủ, Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đu cơ quan, tổ chức, đơn vị cp trên không xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 33. Chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.

Ban thanh tra nhân dân thực hiện chế độ báo cáo theo quý, 6 tháng trước Ban chấp hành công đoàn cơ sở; hằng năm tổng kết hoạt động và báo cáo trước Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biu cán bộcông chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động.

Mục 3. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC

Điều 34. Trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn

1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 75 Luật thanh tra;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho thành viên Ban thanh tra nhân dân. Chủ trì phối hợp với các tổ chức khác trong cơ quan, đơn vị trong việc hỗ trợ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân;

c) Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác năm;

d) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự cuộc họp của Ban chấp hành công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

2. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc hướng dẫn, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước

1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 74 Luật thanh tra.

2. Giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp nội dung kiến nghị vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo cho Ban thanh tra nhân dân biết.

3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, đe dọa, trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự các cuộc họp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

5. Cấp kinh phí hoạt động hàng năm cho Ban thanh tra nhân dân; bảo đảm điều kiện cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân hoạt động.

Điều 36. Trách nhiệm của các cơ quan Thanh tra nhà nước

1. Thanh tra Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân.

2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phi hợp với Ban chấp hành công đoàn cơquan cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ, ngành quản lý.

3. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Lao động cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

4. Thanh tra huyện có trách nhiệm phi hợp với Liên đoàn Lao động cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Điều 37. Kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân

1. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó.

2. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc giám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2017 và thay thế Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

2. Ban thanh tra nhân dân được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực tiếp tục hoạt động đến hết nhiệm kỳ và thực hiện nhiệm vụ, quyn hạn theo quy định tại Nghị định này.

Điều 39. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Đề nghị Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành những vấn đề liên quan đến trách nhiệm chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; phối hp với các cơ quan chức năng của nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
 ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước; 

- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV 
(03b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Các thông tin khác
1 2