Thứ bảy , ngày 28/12/2024 0:42:19
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI XVI CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI XIII CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2023 - 2028
VĂN BẢN » Văn bản Bộ giáo dục
Cập nhật : 9:56 23/2/2017         Lượt xem : 12942
THÔNG TƯ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
Số: 02/2017/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2017
 
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
Theo Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông ngày 14 tháng 12 năm 2016;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 và thay thế Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cấp trung học phổ thông.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc sở giáo dục và đào tạo; hiệu trưởng các trường trung học phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
 
 
Nơi nhận:
- Ban tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Hội đồng quốc gia GD& PTNL;
Hội đồng GDQPAN Trung ương;
Kiểm toán nhà nước;
Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo;
- Như điều 3;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDQP, Vụ PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga
 
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông là môn học chính khóa.
2. Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
II. YÊU CẦU
1. Học sinh sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh hiểu được những nội dung chính về lịch sử, truyền thống của các lực lượng vũ trang nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, những nội dung chính trong một số văn bản luật về quốc phòng và an ninh; quyền và chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm cơ sở nhận thức đúng về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Nắm được những vấn đề cơ bản về giữ gìn an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, những âm mưu thủ đoạn về Chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam trên cơ sở đó có ý thức phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong các nhà trường trung học phổ thông; có hiểu biết cơ bản về phòng không nhân dân và kỹ năng phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, thiên tai và cháy nổ.
3. Có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ; kỹ thuật, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK; vận dụng được các động tác chiến thuật từng người trong nội dung thực hành các kỹ năng quân sự, an ninh; tổ chức hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Căn cứ nội dung, điều kiện thực tế của môn học và để đảm bảo thuận lợi cho việc phân phối chương trình; thời lượng chương trình cho cả cấp học là 105 tiết, trong đó lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết và lớp 12: 35 tiết; mỗi tiết 45 phút, cụ thể:
1. Lp 10
STT
Nội dung
Thời gian
Tổng số tiết
Lý thuyết
Thực hành
1
Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
4
4
 
2
Giáo dục quốc phòng và an ninh Việt Nam
2
2
 
3
Giới thiệu một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam
2
2
 
4
Giữ gìn an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
4
4
 
5
Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, thiên tai và cháy nổ
2
2
 
6
Một số nội dung Điều lệnh Quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân
2
2
 
7
Đội ngũ từng người không có súng
6
 
6
8
Đội ngũ tiểu đội
4
 
4
9
Kỹ thuật mắc tăng võng, bếp Hoàng Cầm
2
 
2
10
Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương
4
 
4
 
Kiểm tra
3
1
2
 
Cộng
35
17
18
2. Lớp 11
STT
Nội dung
Thời gian
Tổng số tiết
Lý thuyết
Thực hành
1
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam
4
4
 
2
Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế
4
4
 
3
Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân
2
2
 
4
Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
6
2
4
5
Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
2
2
 
6
Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu
6
 
6
7
Lợi dụng địa hình, địa vật
2
 
2
8
Kỹ thuật sử dụng lựu đạn
6
1
5
 
Kiểm tra
3
1
2
 
Cộng
35
16
19
3. Lớp 12
STT
Nội dung
Thời gian
Tng số tiết
Lý thuyết
Thực hành
1
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975
2
2
 
2
Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam
2
2
 
3
Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam
2
2
 
4
Một số hiểu biết về Chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
2
2
 
5
Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
8
1
7
6
Tìm và giữ phương hướng
2
 
2
7
Đội hình chiến đấu cơ bản của tổ bộ binh
2
 
2
8
Thực hành tổng hợp
12
 
12
 
Kiểm tra
3
1
2
 
Cộng
35
10
25
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù cả về nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện trong mỗi chủ đề, mỗi bài học cần có những phương pháp riêng thể hiện tính đặc thù của môn học. Trong phần dạy thực hành các kỹ năng quân sự và công an giáo viên sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học, phương pháp thuyết trình, kết hợp nhuần nhuyễn tỉ mỉ chính xác việc thực hành, vũ khí, trang bị với các giáo cụ trực quan. Tận dụng tối đa các phương tiện dạy học hiện đại chú trọng phương pháp nghiên cứu, sáng tạo, nhiều tình huống để học sinh độc lập suy nghĩ, giải quyết chính xác, an toàn hiệu quả thông qua hành động của mình;
2. Tổ chức giảng dạy môn học, về bài giảng lý thuyết theo phân phối chương trình, về bài giảng thực hành giảng dạy tập trung dứt điểm vào thời gian thích hợp trong năm học (dạy tập trung). Các bài trong chương trình đều có tính độc lập tương đối, nên có thể thay đổi trình tự của một số bài ở mỗi lớp. Bổ sung những kiến thức gắn với thực tiễn của các lực lượng vũ trang địa phương, đặc biệt về kinh nghiệm và truyền thống chống giặc ngoại xâm của địa phương trong các bài giảng. Khuyến khích có thể tổ chức dứt điểm chương trình môn học tập trung đầu năm học;
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh được kiểm tra, ghi điểm, tính điểm trung bình như các môn học khác để đánh giá kết quả học tập của từng học sinh. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông được thực hiện theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
 
Các thông tin khác
1 2