Thứ sáu , ngày 3/1/2025 16:42:53
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI XVI CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI XIII CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2023 - 2028
CÔNG KHAI » Kế hoạch và kết quả hoạt động giáo dục phổ thông
Cập nhật : 21:37 6/11/2016         Lượt xem : 3440
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài năm học 2013 - 2014

Được thành lập năm 1875, trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn cho đến nay đã gần 140 năm, là ngôi trường trung học đầu tiên ở Sài Gòn và mang tên College Chasseloup Laubat, đến năm 1958 trường đổi tên thành Lycée Jean - Jacque Rousseau và từ năm 1970 đến nay, trường chính thức mang tên nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn.

 

 


Trải qua nhiều năm tháng, các thế hệ thầy trò trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn không ngừng phấn đấu để gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của trường, nhiều thế hệ học sinh đã thành đạt trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật…

Trường có khuôn viên rộng rãi với tổng diện tích đất khoảng 12.000m2 nằm ngay tại trung tâm thành phố, với cây xanh, bóng mát, sân trường thoáng đãng, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp và cơ sở vật chất hiện đại, đúng chuẩn.

Với bề dày thành tích hoạt động nhiều năm liền, trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn luôn đi đầu trong việc đổi mới giáo dục. Từ năm học 2006-2007, trường đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chọn thực hiện mô hình giáo dục tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế với tôn chỉ, mục đích xây dựng như sau:

Ø     Không dạy thêm học thêm.

Ø     Không thu các khoản nào khác ngoài học phí.

Ø     Đảm bảo tốt chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ø     Thực hiện tốt kết quả của phương pháp dạy học tiên tiến.

Ø     Phát huy được năng khiếu và khả năng tư duy của học sinh nhằm phát triển con người toàn diện.

Từ những năm đầu thực hiện đến nay, kết quả thu được đã chứng tỏ học sinh năng động, tự tin, bản lĩnh hơn trong mọi hoạt động, đủ năng lực hội nhập trong các môi trường giáo dục quốc tế. Với sĩ số dưới 30 học sinh/ lớp, song song với việc giáo dục tri thức, giáo viên có điều kiện quan tâm tìm hiểu, hướng dẫn từng học sinh rèn luyện nhân cách, xác định lý tưởng, hướng nghiệp và xây dựng phương pháp tự học cho học sinh, tổ chức cho học sinh thực hành và đánh giá, uốn nắn từng học sinh trong quá trình dạy học… Từ đó, có thể nhận thấy phương pháp giảng dạy mới của mô hình giáo dục mới đã đạt được nhiều kết quả khả quan:

Ø     Về phía học sinh

§        Học sinh có khả năng tự học, tự nghiên cứu giáo trình.

§        Học sinh chủ động hơn trong học tập.

§        Ngoài sách giáo khoa, học sinh biết tìm tòi nhiều nguồn tư liệu khác (theo định hướng của giáo viên).

§        Học sinh biết khai thác các phần mềm ứng dụng hiệu quả trong việc học.

§        Học sinh nắm vững kiến thức và được trau dồi nhiều kỹ năng sống thiết thực.

§        Học sinh đoàn kết gắn bó nhau, xây dựng tinh thần tập thể, biết chia sẻ thông tin, hoàn thiện nhân cách, đủ điều kiện để hội nhập trong các môi trường giáo dục tiên tiến.

§        Số học sinh vi phạm nội quy giảm, không có học sinh vi phạm luật giao thông.

Ø     Về phía giáo viên

§        Giáo viên từng bước làm quen và sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học hiện đại. 100% giáo viên đều soạn và giảng bằng giáo án điện tử, khiến tiết học sinh động, lý thú hơn.

§        Giáo viên rất chú ý trong việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh thảo luận nhóm, thuyết trình… giúp học sinh phát huy khả năng tự học và sáng tạo.

§        Giáo viên có năng lực đánh giá, xếp loại học sinh trong quá trình dạy, kịp thời phát huy sở trường và chấn chỉnh, khắc phục khuyết điểm cho từng học sinh.

§        Giáo viên từng bước biết cách tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giao lưu nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, đồng thời gầy dựng được ý thức trách nhiệm của cá nhân với tập thể, biết quan tâm đến đời sống, xã hội, cộng đồng.

§        Trên bước đường phát triển và hoàn thiện mô hình, nhà trường luôn có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ để giáo viên đủ khả năng hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Năm 2010, trường liên kết với trường cao đẳng Llandrillo của Anh và đã cử 4 giáo viên đi học tại Anh. Năm 2011, trường đã cử hơn 30 giáo viên đi học tập, tham quan tại New Zealand và Singapore. Đến nay, trường đã có được một lực lượng giáo viên tương đối hoàn chỉnh để dạy Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh, góp phần nâng cao trình độ cho học sinh theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

§        Từ năm 2009 đến năm 2012, trường mở lớp dạy chương trình Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh cho học sinh khối 10, 11 để thi A-level. Năm 2011, đã có 4 học sinh theo chương trình này hoàn tất chương trình AS tại trường và tiếp tục sang Anh học chương trình A2, từ đó có thể lấy bằng A-level có giá trị quốc tế.

§        Giáo viên có cơ hội sử dụng hiệu quả phòng học với trang thiết bị hiện đại, các phòng multi media, phòng Thực hành Lý, Hóa, Sinh, Thư viện, Nhà thi đấu… Các giờ học tiếng Anh với người bản ngữ được nhà trường kết hợp với trung tâm AUSP của Đại học Quốc gia, hợp đồng với các giáo viên nước ngoài có đủ trình độ sư phạm để dạy tiếng Anh với kinh phí 24 USD/tiết.

 

 

Các thông tin khác
1 2 3 4 5 6